Hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ: triệu chứng và cách điều trị

 Phòng Khám Chuyên Ngoại Khoa Bác Sĩ Nhật
Hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ: triệu chứng và cách điều trị
Ngày đăng: 1 năm

    HIỆN TƯỢNG HẸP BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ NHỎ LÀ GÌ?

    Bao quy đầu là lớp da bao bọc bên ngoài dương vật, bình thường khi trẻ nam mới sinh sẽ có hiện tượng dính bao quy đầu tự nhiên (bao quy đầu dính với đầu dương vật) tuy nhiên khi trẻ lớn dần lên thì tình trạng này sẽ hết, bao quy đầu dễ dàng tuột xuống để lộ đầu dương vật (khoảng từ 3-5 tuổi). Với các trường hợp sau 5 tuổi mà bao quy đầu của trẻ vẫn không lột và chít hẹp đầu dương vật thì được gọi là bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ.

    Hẹp bao quy đầu là tình trạng khá phổ biến ở bé trai

    DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ HẸP BAO QUY ĐẦU

    Việc nhận biết trẻ bị hẹp bao quy đầu rất cần thiết để điều trị và can thiệp kịp thời vì vậy cha mẹ cần lưu ý. Thông thường khi trẻ bị hẹp bao quy đầu dấu hiệu rõ nhất là bao quy đầu chít hẹp đầu dương vật và không lộn xuống để lộ đầu dương vật ra ngoài. Bên cạnh đó trẻ bị hẹp bao quy đầu còn có các dấu hiệu như: bí tiểu,  tiểu buốt, tiểu đau…. và cha mẹ có thể quan sát thấy dương vật của trẻ bị căng phồng khi đi tiểu (do nước tiểu không dễ thoát ra ngoài) 1 số trẻ khóc hét lên khi đi tiểu do viêm nhiễm khu vực xung quanh…

    Khi trẻ nam bị hẹp bao quy đầu nếu không được can thiệp sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm nam khoa, dương vật phát triển không bình thường, thậm chí khiến trẻ có nguy cơ bị ung thư dương vật và viêm cầu thận,… làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Vì vậy khi nhận thấy các dấu hiệu trên cha mẹ cần đưa bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp can thiệp điều trị thích hợp nhất.

    VIỆC NÊN LÀM KHI TRẺ BỊ HẸP BAO QUY ĐẦU SINH LÝ

    Đối với trẻ dưới 3 tuổi, nhiều phụ huynh cho rằng nên chịu khó tuột bao quy đầu, vừa vệ sinh vừa để tránh hẹp cho bé. Đây là sai lầm khiến tình hiện tượng hẹp bao quy đầu sinh lý ở trẻ dễ biến thành bệnh lý. Lý do là bỏi do có hiện tượng dính tự nhiên nên khi cha mẹ cố gắng tuột lột bao quy đầu ở trẻ nhỏ sẽ có thể gây chảy máu, làm bao quy đầu sẽ bị dính trở lại, tạo thành sẹo xơ ở chỏm bao, từ đó gây nên tình trạng hẹp bao quy đầu bệnh lý. 

    Do đó với trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý, thông thường dưới 3 tuổi mà không có biến chứng nào khác thì là hiện tượng hoàn toàn bình thường vì vậy cha mẹ không nên can thiệp tránh tác động xấu đến sức khỏe của trẻ.

    Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường có hiện tượng hẹp bao quy đầu sinh lý

    DẤU HIỆU HẸP BAO QUY ĐẦU GÂY BIẾN CHỨNG

    Trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời đúng cách có thể gây biến chứng với các biểu hiện như sau:

    – Trẻ tiểu khó mỗi khi tiểu phải rặn làm phồng bao quy đầu, tia tiểu bắn xa. 

    – Trẻ quấy khóc và đỏ mặt vì rặn mỗi khi đi tiểu ở những trẻ nhỏ. 

    – Phần bao quy đầu của trẻ thường xuyên sưng tấy đỏ và ngứa ngáy. 

    – Khi đi tiểu trẻ nước tiểu của trẻ rất đục và hôi hoặc trẻ có thói quen hay vọc bộ phận sinh dục của mình.

    Khi hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ có biến chứng cần được xử lý kịp thời nếu không sẽ gây viêm nhiễm tái phát nhiều lần và tạo thành sẹo xơ dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý. Ngoài ra tình trạng viêm nhiễm sẽ gây tích tụ chất bẩn trong nước tiểu và dịch nhầy đọng ở nếp da quy đầu. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm đường tiết niệu, có thể ảnh hưởng đến thận. 

    KHI NÀO CẦN NONG HAY CẮT BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ

    Thông thường nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu chưa có biến chứng thì trước tiên nên bắt đầu bằng điều trị bảo tồn không phẫu thuật trước bao gồm nong bao quy đầu và bôi thuốc. Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp trên nhưng không mang lại hiệu quả thì mới cần tới điều trị phẫu thuật, cụ thể theo từng đối tượng như sau:

    – Với trẻ trẻ dưới 3 tuổi, hẹp bao quy đầu sinh lý, không có biến chứng như đã nói ở trên thì không cần thiết can thiệp bất kể 1 phương pháp nào, kể cả nong tại nhà khi trẻ tắm.

    – Với những trường hợp trẻ hẹp bao quy đầu có biến chứng thì thông thường bác sĩ sẽ điều trị nhiễm trùng trước, sau đó có thể bôi thuốc có chứa chất kháng viêm Betamethasone 0,05% một lần một ngày trong 4 tuần và nong bao quy đầu nhẹ nhàng tại nhà lúc tắm cho trẻ vì lúc này bao quy đầu mềm mại.

    Cần phải cắt bao quy đầu cho trẻ khi đã có biến chứng hoặc không tự hết

    – Trong trường hợp trẻ đã 3-4 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột xuống được thì có thể bôi thuốc Betamethasone 0,05% lên bao quy đầu, 1-2 lần mỗi ngày trong khoảng 4-6 tuần. Việc này mang lại hiệu quả cho khoảng hơn 1 nửa các trường hợp.

    – Nếu trẻ 7-8 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột được, bôi thuốc cũng không có kết quả, nhất là khi tiểu có hiện tượng bao quy đầu căng phồng hoặc trẻ hay bị viêm bao quy đầu, thì lúc này cần phải thực hiện phẫu thuật cắt da quy đầu.

    – Trường hợp nếu trẻ chỉ bị dài và hẹp nhẹ bao quy đầu và chưa có biến chứng thì nên chờ đến độ tuổi bắt đầu dậy thì mới tiến hành cắt bao quy đầu đơn giản bằng gây tê tại chỗ.

    Trẻ em được chỉ định cắt bao quy đầu trong những trường hợp như hẹp bao quy đầu bệnh lý hoặc  trong trường hợp điều trị bảo tồn thất bại.

    Trên đây là những thông tin đầy đủ về hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ. Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà là 1 trong những địa chỉ khám và điều trị hẹp bao quy đầu hiệu quả ở trẻ được nhiều bố mẹ tin tưởng. Để đặt lịch khám và tư vấn xin vui lòng liên hệ tổng đài 0911008887 để được tư vấn.

     

    Zalo
    Hotline